Không có gì nghi ngờ rằng tất cả những người học tiếng Anh đều đã quen thuộc với các ngữ pháp tiếng Anh chính xác (Tuy nhiên tôi cũng từng gặp một số người mắc khá nhiều lỗi ngữ pháp tiếng anh dù họ nói tiếng Anh khá trôi chảy).
Tuy nhiên trong vài trường hợp, những lỗi sai một cách có chủ đích vẫn có thể được chấp nhận. Nhưng hãy nhớ khi bạn có đủ khả năng dể sử dụng các loại ngữ pháp được đề cập trong bài này thì tôi cũng không khuyết khích bạn lạm dụng nó đến mức quên mất cách nói chính xác của các cấu trúc đó.
Tuy vậy thì nó hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Nếu bạn sử dụng chúng trong các trường hợp giao tiếp bình thường hàng ngày mà không phải trong một bài viết hoặc những tình huống trang trọng thì tôi không nghĩ ngữ pháp của bạn cần phải chính xác đến mức tuyệt đối.
3 lỗi ngữ pháp tiếng anh vẫn được chấp nhận khi nói
Tôi không nghĩ bạn cần phải hướng đến sự hoàn hảo trong ngữ pháp bởi tôi tin rằng bạn cần luyện tập nói tiếng Anh hơn là vậy. Bạn không thiết phải cố gắng để làm vừa lòng những kẻ quá cầu toàn về ngữ pháp.
Bên cạnh đó thì tôi cho rằng bạn nên đọc bài này để biết được những lỗi ngữ pháp đã bị nhầm quá nhiều đến mức mọi người không còn coi nó là lỗi nữa.
Ít nhất thì khi ai đó nói bạn sai thì bạn cũng có thể đáp lại rằng “Nói như vậy vẫn ổn mà, không có vấn đề gì hết.”
Tìm hiểu thêm :
Sử dụng động từ to be dành cho ngôi thứ 3 số ít cho danh từ số nhiều.
“Hi Michael, here’s the orders you asked for!” Ngữ pháp chính xác trong câu này phải là “Hi Michael, here ARE the orders you asked for!” mới đúng. Tuy nhiên việc coi nó trở thành ngôi thứ 3 số ít đã là việc vô cùng bình thường, đặc biệt là với một số từ như here hay there.
“There’s two types of free phone numbers – 1300 and 1800.” Khi tôi viết câu này, chức năng kiểm tra chính tả của MS Word đã đưa ra đề nghị sửa lỗi và tất nhiên cấu trúc “There ARE two types…” mới là cấu trúc chính xác.
Thường thì tôi không lấy làm phiền với việc chữa lỗi khi viết bởi những lỗi đó được chấp nhận khi nói, và cá nhân tôi thường viết giống như cách nói. Viết là một mảng mang tính hình thức, do vậy yêu cầu của nó sẽ khác. Tuy nhiên như tôi đã nói trước đó, bạn cần phải biết ngữ pháp chính xác trước, sau đó cũng phải lựa chọn lúc nào cần thiết và không cần thiết phải đúng 100%.
Một ví dụ khác: “We’re ready to set out for a hiking trip, here’s all the things we need – a tent, a sleeping bag and canned food.” Nếu đúng ngữ pháp thì phải là “… here ARE all the things we need…” Nhưng khi nói thì “… here’s all the things we need…” vẫn có thể chấp nhận được, tùy thuộc vào bạn muốn nói gì.
Không tuân thủ trật tự câu trong những câu bắt đầu bằng wh (why, where, when,..)
Nếu bạn được hỏi giữa hai câu “Why it’s happening?” và “Why is it happening?” đâu là câu đúng ngữ pháp, tôi cá rằng bạn sẽ trả lời là câu sau.
Tất nhiên thì nó đúng, nhưng có thể bạn không hề nhận ra rằng trong giao tiếp hàng ngày thì ít ai sẽ quá chú ý đến việc bạn sử dụng cấu trúc “Why it’s happening?”

các lỗi ngữ pháp tiếng anh
Tôi đoán rằng đó là bởi câu trên phát âm không quá sai. Hơn nữa nếu bạn đặt trước câu đó một vài từ thì nó cũng sẽ trở thành một câu đúng ngữ pháp: “Can anyone tell me why it’s happening?” Khi ở trong câu thế này, nó sẽ trở thành một mệnh đề trong câu phức và việc đảo động từ lên trước là điều không cần thiết.
Rồi khi bạn nói, bạn thường sẽ bỏ phần trước của câu đi dù thật ra vế đó vẫn “tồn tại” trong đầu bạn. Ví dụ là bạn sẽ nói thầm vế trước “I can’t figure out…” rồi nói vế sau “… why it’s happening?” như bình thường.
“Where we’re going? I thought we had to go back home to fetch the schoolbooks and then go to the college?” Nếu đúng ngữ pháp thì sẽ là “where ARE we going?” Tuy vậy trong giao tiếp hàng ngày thì cấu trúc “where we’re going?” vẫn có thể được chấp nhận và dễ sử dụng hơn nhiều.
Bỏ trợ động từ to be, to have và to do ở đầu các câu nghi vấn
“You really didn’t know about it?” thay vì “DID you really not know about it?”
“Sleep well?” thay vì “DID you sleep well?”
“We’re doing the shopping today or what? Make up your mind!” thay vì “ARE we doing the shopping today or what?”
“You’ve lost your wallet again? I can’t believe it!” thay vì “HAVE you lost your wallet again?”
Tất cả các ví dụ trên đều có một điểm chung – đó là chúng đều được sử dụng như một câu hỏi thông thường trong giao tiếp tiếng Anh. Trên thực tế người ta không cho rằng đây là một lỗi ngữ pháp và bạn chỉ cần thay đổi ngữ điệu nói chuyện là có thể biến nó thành câu hỏi.
Và nếu bạn nhận ra thì bạn có thể thay đổi nghĩa của một câu BẤT KỲ bằng cách thay đổi ngữ điệu. Thậm chí cách này còn được ưa chuộng hơn cách thêm từ để hỏi trong một vài trường hợp. Đặc biệt là những người muốn sử dụng câu này như một câu hỏi tu từ:
- “Mark got a raise”– Câu trần thuật bình thường.
- “Mark got a raise???” – Câu này bày tỏ sự ngạc nhiên và nghi ngờ của người nói. Anh ta lặp lại câu nói và biến nó thành câu trần thuật mà không cần thêm từ để hỏi.