Có một sự thật rằng những quy tắc ngữ pháp tiếng Anh thường khá phức tạp. Thậm chí dù đã có quy tắc chung thì còn có không ít ngoại lệ, và những ngoại lệ này càng khiến cho các quy tắc đó trở nên khó tiếp thu hơn.
Có vô vàn điều mà bạn cần phải ghi nhớ, điều này khiến bạn không thể chắc chắn bản thân đã sử dụng đúng ngữ pháp hay chưa. Điều này khiến bạn hay bị ngập ngừng khi giao tiếp.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì bạn hoàn toàn có thể bỏ qua các quy tắc ngữ pháp. Sau đây là 3 loại quy tắc mà bạn có thể không cần tuân theo, nhờ vậy việc giao tiếp của bạn cũng sẽ trở nên tự tin và trơn tru hơn nhiều.
1. Quy tắc “lùi một thì” (với câu gián tiếp)
Trong một vài trường hợp, việc lùi thì vẫn sẽ có ích bởi nó cung cấp cho người đối diện thông tin về đối tượng và thời điểm của câu nói, tuy nhiên trong phần lớn trường hợp chúng ta thường không quá quan trọng vấn đề này. Trong phần lớn thời điểm, chúng ra chỉ thuật lại ý của câu nói, hoặc thậm chí dùng câu gián tiếp nhưng không lùi thì. Đây là một vài ví dụ:
Sue: “I swear I didn’t eat the last biscuit!”
Câu gián tiếp: Sue completely denied eating the last biscuit. (thuật lại ý của câu)
John: “I love the funfair.”
Câu gián tiếp: John says he loves the funfair. (giữ nguyên thì của câu)
Một quy tắc khác mà bạn có thể không cần tuân theo là thay “here” bằng “there”, “tomorrow” bằng “the day after”,… Trong một vài tình huống, bạn có thể giữ nguyên các từ này. Ví dụ:Sue: “I’ve been here before.”
Câu gián tiếp: Sue said she’s been here before.
John: I’m going tomorrow.”
Câu gián tiếp: John said he’s going tomorrow.
2. Quy tắc về động từ chỉ trạng thái (trong các thì tiếp diễn)
Các động từ chỉ trạng thái là các động từ diễn đạt trạng thái của một người, thường mang tính chất dài hạn. Các động từ chỉ trạng thái bao gồm các động từ chỉ nhận thức (think, know,…); các động từ chỉ giác quan (see, smell,…); các động từ chỉ cảm xúc (like, love,…) và các động từ chỉ sự sở hữu (own, have).
Thông thường, chúng ta sẽ không sử dụng các động từ chỉ trạng thái ở thể tiếp diễn. Ví dụ, ta sẽ nói “I own a house” thay vì “I’m owning a house”, hoặc “She knows him” thay vì “She’s knowing him”.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp chúng ta có thể sử dụng các động từ chỉ trạng thái ở thể tiếp diễn. Ví dụ, “I see” (thì hiện tại đơn) có nghĩa là “Tôi hiểu.” Trong khi đó, “She’s seeing a new guy” (thì hiện tại tiếp diễn) có nghĩa là “Cô ấy đã có bạn trai mới”.
Tất nhiên cũng có những trường hợp sử dụng động từ chỉ trạng thái ở thể tiếp diễn cũng không khiến nghĩa của câu thay đổi. Ví dụ như câu slogan của McDonald’s “I’m lovin it”. Tiếng Anh trên nhà trường sẽ không chấp nhận việc sử dụng động từ chỉ cảm xúc ở thể tiếp diễn, tuy nhiên trên thực tế việc này đã trở nên vô cùng bình thường trong giao tiếp tiếng Anh. Ví dụ:
“I’m not feeling it.”
“I’m not liking my new house.”
3. Quy tắc về trật tự của tính từ:
Thông thường, quy tắc về trật tự của tính từ thường là:
- Opinion – tính từ chỉ quan điểm, sự đánh giá. Ví dụ: beautiful, wonderful, terrible…
- Size – tính từ chỉ kích cỡ. Ví dụ: big, small, long, short, tall…
- Age – tính từ chỉ độ tuổi. Ví dụ : old, young, old, new…
- Color – tính từ chỉ màu sắc. Ví dụ: orange, yellow, light blue, dark brown ….
- Origin – tính từ chỉ nguồn gốc, xuất xứ. Ví dụ: Japanese, American, British, Vietnamese…
- Material – tính từ chỉ chất liệu. Ví dụ: stone, plastic, leather, steel, silk…
- Purpose – tính từ chỉ mục đích, tác dụng.
Ví dụ, chúng ta sẽ dùng “white wedding dress” thay vì “wedding white dress”.
Tuy nhiên, không phải lúc nào các tính từ cũng tuân theo quy tắc ở trên. Ví dụ, chúng ta có thể sử dụng cả “She has long, straight, red hair” và “She has long, red, straight hair.”
Bạn không cần thiết phải ghi nhớ toàn bộ trật tự của tính từ, bởi phần lớn trường hợp người ta chỉ dùng 1-2 tính từ để miêu tả một danh từ. Trong trường hợp có nhiều hơn 2 danh từ, bạn hoàn toàn có thể “ăn gian” bằng cách đặt các tính từ đằng sau danh từ. Ví dụ, “Her hair is long, straight and red”, hoặc “Her hair is red, straight, and very long.”