Bạn có từng nhìn thấy quảng cáo về một chương trình đem đến cho bạn những trải nghiệm hòa nhập với một ngôn ngữ trước đây chưa? Những chương trình này có thể xuất hiện trong các trường học hoặc những nơi khác tương tự để đem đến cho những người đang học ngôn ngữ có thể trải nghiệm một môi trường mà họ có thể sử dụng ngôn ngữ mà họ đang học để trao đổi một cách tự nhiên nhất.
Hoàn cảnh hòa nhập với ngôn ngữ buộc các học sinh phải sử dụng ngôn ngữ này trong suốt ngày hôm ấy. Họ phải giao lưu và bày tỏ ý kiến của bản thân bằng ngôn ngữ này cũng như hiểu được những gì người đối diện đang biểu đạt. Việc lắng nghe vào giao tiếp khi đang ăn, khi đi mua đồ, hoặc là khi tham gia các hoạt động khác sẽ đem đến cho những học sinh này các cơ hội luyện tập ngôn ngữ đầy giá trị (mà cũng vui không kém).
Bây giờ, nhờ sự trợ giúp của các công nghệ mới, bạn hoàn toàn có thể tự tạo cho bản thân những trải nghiệm như vậy. Và ở dưới đây, tôi sẽ chỉ cho các bạn những cách mà bạn có thể tự lên kế hoạch cho một chương trình hòa nhập với tiếng Anh của riêng mình cũng như tự thực hiện nó tại nhà mình nhé.
Hãy làm theo các bước sau đây
– Lên kế hoạch: Bạn sẽ tiến hành chương trình này trong bao lâu? Hãy lên kế hoạch để bản thân bạn có thể luyện tập hàng ngày vào những khung giờ mà bạn đã chọn trước đó. Ví dụ, bạn có thể lên kế hoạch vào tuần tới, sau 6 giờ tối, bạn sẽ chỉ nói bằng tiếng Anh, hoặc sẽ nghe các bản tin bằng tiếng Anh mỗi buổi sáng lúc 7 giờ.
– Tự mình tìm kiếm những cơ hội để có thể cả chủ động lẫn bị động luyện tập tiếng Anh. Luyện tập tiếng Anh bị động ở đây có nghĩa là việc nghe hoặc đọc, còn luyện tập tiếng Anh chủ động thì có nghĩa là nói hoặc viết.
– Tự theo dõi quá trình tiến bộ của bản thân, đồng thời tự thưởng cho mình một vài phần quả nhỏ khi đạt được mục tiêu của mình.
Bước 1: Tự nhận thức trình độ ban đầu của bản thân.
Việc tự nhận thức được trình độ của bản thân rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp bạn tạo ra một chương trình hòa nhập với tiếng Anh hiệu quả nhất.
Để biết được trình độ hiện tại của mình, bạn có thể thử kiểm tra thông qua các bài kiểm tra online. Trên mạng hiện giờ có vô số trang web có thể cung cấp cho bạn những bài kiểm tra trình độ hoàn toàn miễn phí.
Bước 2: Hãy chọn các tài liệu cao hơn so với trình độ của bạn một chút
Chương trình hòa nhập với ngôn ngữ thường có các tài liệu học có trình độ cao hơn so với trình độ hiện tại của bạn một chút. Ví dụ, nếu chia trình độ tiếng Anh làm các bậc sơ, trung và cao, nếu khả năng đọc của bạn chỉ ở mức trung bình, hãy thử tìm các tài liệu đọc nằm ở mức cao,.
Dưới đây là một số cách mà các bạn có thể dùng để tìm thêm tài liệu luyện tập cho bản thân:
Với kỹ năng đọc và từ vựng:
– Chuyển mạng xã hội của bạn sang ngôn ngữ tiếng Anh. Theo dõi một vài diễn giả tiếng Anh cũng như học cách bình luận bằng tiếng Anh.
– Theo dõi các tin tức hàng ngày bằng tiếng anh, như là những thông tin về dịch vụ và du lịch trong nước, hoặc của các quốc gia nói tiếng Anh mà bạn muốn tìm hiểu thêm.
– Muốn học cách nấu các món ăn mới? Hãy thử tìm các công thức nấu ăn được viết bằng tiếng Anh, hoặc dễ hơn, là các video hướng dẫn nấu ăn bằng tiếng Anh.
– Đọc một vài truyện thiếu nhi bằng tiếng Anh cho bạn nhỏ của bạn.
– Đặt các bảng hiệu nhỏ ở khắp nơi trong nhà, ở trên hãy viết tên bằng tiếng Anh của các vật dụng thông dụng. Sau khi học được từ này, bạn có thể giả vờ như mình là một MC và đi khắp ngôi nhà để diễn giải kiểu: “She is walking through the living room now. Now she is in the kitchen. She is picking up a cup…”
Với kỹ năng nghe
– Hãy tạo cho bản thân thói quen nghe podcast hàng ngày. Sử dụng các app như Spotify, Apple Music để có thể theo dõi các podcast bằng tiếng Anh.
– Nghe các bài hát bằng tiếng Anh thuộc thể loại nhạc mà bạn thích, hãy đọc cả lời nếu có, và hát theo nếu bạn muốn
– Xem các bộ phim, các chương trình truyền hình,…bằng tiếng Anh. Hãy tắt phụ đề đi nếu bạn muốn tăng độ khó. Sau đó, hãy xem lại lần nữa và bật phụ đề nếu cần
Với kỹ năng nói
– Tham gia các nhóm giao tiếp trên mạng như Study Together trên Zoom, Discord,…
– Tự nói chuyện với bản thân bằng tiếng Anh. Ban đầu bạn có thể cảm thấy không quen, nhưng càng về sau, bạn sẽ càng dễ dàng suy nghĩ bằng tiếng Anh khi giao tiếp. Đây sẽ là một bước tiến lớn giúp bạn giao tiếp trôi chảy hơn. Và nếu bạn không muốn tự nói một mình, bạn có thể nói chuyện với vật nuôi của bạn bằng tiếng Anh.
– Thử chơi các trò chơi bằng tiếng Anh. Việc vừa chơi vừa học sẽ giúp bạn ghi nhớ dễ dàng hơn.
Với kỹ năng viết:
– Tập thói quen viết to-do list bằng tiếng Anh
– Viết nhật ký hoặc các trải nghiệm hàng ngày của bạn bằng tiếng Anh. Cách này sẽ giúp bạn hiểu hơn về vai trò của các từ vựng bạn đã học trước đó trong đời sống hàng ngày
– Bình luận trên các blog hoặc trên mạng xã hội bằng tiếng Anh. Bạn cũng có thể bình luận trực tiếp trên bài viết của chúng tôi để luyện tập đó!
Bước 3: Thay đổi linh hoạt việc thực hành của bạn
Một vài ngày trong tuần, bạn có thể giành nhiều thời gian hơn cho kỹ năng đọc và viết, trong khi những ngày khác, hãy giành thời gian cho kỹ năng nghe và nói. Đừng làm mọi việc y như nhau ngày này qua ngày khác. Hoặc bạn cũng có thể nghỉ ngơi một ngày để cho bộ não của bạn có thể thư giãn.
Bước 4: Tìm những người bạn mới và giao lưu với họ
Thông qua các nhóm giao tiếp hoặc các hoạt động trong chương trình hòa nhập với ngôn ngữ của mình, bạn có thể rất dễ dàng tìm được những người bạn mới. Hãy dùng tiếng Anh để giao tiếp với họ càng nhiều càng tốt.
Hoặc bạn cũng có thể mời bạn bè hoặc người thân tham gia cùng để giúp chương trình của bạn vui hơn.