Trên thực tế, việc làm thế nào để có thể viết như một người bản địa thực sự dễ hơn bạn nghĩ nhiều. Và sau đây, tôi sẽ chỉ bạn 2 mẹo để có thể cải thiện khả năng viết của mình:
Mẹo thứ nhất: Hãy học viết như cái cách bạn nói
Làm thế nào để viết một cách trơn tru và trôi chảy cũng là một vấn đề mà người bản địa gặp phải, do đó, là một người học tiếng, chúng ta hoàn toàn không phải xấu hổ nếu chúng ta không thể viết như một người bản địa xịn được.
Bởi vậy, để có thể viết trôi chảy, bước đầu tiên bạn phải làm là gạt bỏ hết mọi cảm xúc của mình sang một bên và đọc đi đọc lại lời khuyên sau đây mười lần cho đến khi nó in sâu vào não bạn:
“Khi tôi viết, tôi viết như cách mà tôi nói.”
Tất nhiên, sẽ có những người có những luận điểm trái chiều như:
– Một đoạn hội thoại thì không cần phải quá nghiêm túc và trang trọng, trong khi kỹ năng viết trong tiếng Anh lại bao gồm rất nhiều ngôn ngữ và sắc thái trang trọng.
– Khi nói, người ta thường tối giản các cấu trúc thì lại, nếu áp nó vào một bài viết thì trông chẳng khác nào bài văn của một đứa trẻ con.
– Tôi được dạy là phải viết một cách nghiêm túc, tử tế và thông minh, không có lí do nào mà bạn lại có thể nói việc viết lại ngang bằng với việc nói được.
Vậy thì chúng ta hãy thử nghĩ xem
Đầu tiên, lời khuyên của tôi không phải để dành cho một người muốn trở thành một nhà văn, trái lại, lời khuyên của tôi đang nhắm đến đối tượng đang học tiếng. Họ là kiểu người luôn mong có thể viết nhanh hơn, hiệu quả hơn như cách một người bản địa có thể viết, kể cả là viết luận trên trường hay viết các bài viết trên blog cá nhân.
Thứ hai, hãy thử mở máy lên và xem thử các trang tin tức bằng tiếng Anh. Sau khi đọc một vài bài viết, bạn sẽ dần nhận ra những nội dung hướng đến số đông độc giả thường được viết khá đơn giản và dễ hiểu, và cũng chẳng có nhiều người quan tâm đến việc bài viết đó nghe có trẻ con hay không.
Và cuối cùng, trên thực tế, chẳng ai thèm quan tâm một bài viết có được viết bằng thứ ngôn ngữ phức tạp đến thế nào, cái mà họ quan tâm là bài viết đó có dễ đọc hay không. Tôi cá chắc rằng không ai có thể phủ nhận việc đọc một bài viết với những câu từ đơn giản dễ hơn nhiều so với việc đọc một bài viết chứa toàn các thuật ngữ phức tạp và khó hiểu.
Mẹo thứ hai: Học cách sử dụng các công cụ online để sửa lại bài viết của bạn
Tôi phải thú nhận một thực tế rằng tôi phải dùng đến Google rất nhiều để có thể viết được các bài viết này, và tôi cũng rất đề cử các bạn hãy phát triển một thói quen tương tự.
Nhưng trước khi chúng ta đi vào chi tiết, tôi muốn bạn hiểu được một nguyên tắc khác, một nguyên tắc nghiêm khắc hơn để có thể viết được những bài viết như một người bản địa:
“Hãy kiểm tra lại bài viết của mình dưới góc nhìn khách quan”
Điều này có nghĩa là bạn phải viết nhanh, đừng suy nghĩ quá nhiều, sau khi hoàn thành mới quay ngược lại để đọc và tìm ra những lỗi sai, những phần viết chưa tốt, những phần có thể sửa lại để bài viết trở nên hoàn hảo hơn,….
Cách tiếp cận vấn đề này thực sự rất hiệu quả bởi chúng ta, những người chỉ đang học ngôn ngữ, có thể nghĩ nhiều hơn và hiểu nhiều hơn những gì chúng ta có thể biểu đạt. Do đó, khi chúng ta nói hay viết một câu nào nghe hơi kỳ cục, chúng ta thường có thể nhận ra vấn đề ngay khi đọc lại hoặc nghe lại. Tôi gọi đó là viết theo linh cảm.
Tất nhiên, trong quá trình viết, chúng ta có thể sửa lại các lỗi trong bài bởi vì khi viết thì chúng ta có nhiều thời gian chuẩn bị hơn là khi nói. Tuy nhiên, bạn cần phải nhận thức được rằng suy nghĩ quá nhiều có thể khiến bạn bị quá tải và không thể có đủ minh mẫn để nghĩ nữa.
Bởi vậy, tôi cho rằng bạn nên nói hoặc viết trực tiếp luôn, đừng quá tập trung vào việc câu đó nghe có đúng hay không nữa.
Khi giao tiếp, bạn cần phải chấp nhận sự thật rằng bản thân có thể mắc lỗi và bạn khó có thể quay lại và sửa lỗi được, và bạn cũng cần chấp nhận việc mình có thể mắc lỗi, bởi cứ chăm chăm sửa lỗi sẽ khiến bạn không thể giao tiếp tự nhiên cũng như tiến bộ hơn trong giao tiếp.
Nhưng khi viết, bạn hoàn toàn có thể quay trở lại để đọc và sửa lại những lỗi củamình trong bài. Ví dụ, khi bạn viết một email, hay một bức thư, một bài viết, hãy cứ hoàn thành nó trước đã, sau đó mới quay lại và kiểm tra lại các lỗi sai của mình nếu cần, cũng như là bỏ đi những phần thừa, bổ sung các phần thiếu, và sử dụng Google như một công cụ để giúp bản thân kiểm tra lại tính chính xác của những cụm từ hay cấu trúc mà mình sử dụng.
Trên đây, tôi đã chỉ bạn 2 cách để có thể cải thiện khả năng viết của bạn. Hãy nhớ áp dụng những cách này, và chăm chỉ luyện tập kỹ năng viết để bản thân có thể viết tốt hơn nhé!