Hãy đi thẳng vào vấn đề luôn nhé. Đây là một số câu ví dụ tôi muốn bạn đọc:
I don’t like when people are selfish, self-absorbed and only think about themselves the whole time!
Bạn không cần phải là một thần đồng để có thể nhận ra việc từ “selfish” đã được diễn đạt theo ba cách khác nhau trong câu này:
- selfish;
- self-absorbed;
- only think about themselves!
Bây giờ, tôi muốn hỏi bạn một câu: “Tại sao ở trên đời lại có người phải lãng phí rất nhiều từ chỉ để đơn giản diễn tả rằng họ không thích những người ích kỉ?!”
Chẳng lẽ những lời diễn đạt trên lại không hoàn toàn giống với định nghĩa của từ “selfish”?
Chúng giống chứ.
Hay người đó cố tình khiến câu dài hơn bằng cách thêm bất kỳ thứ gì có ý nghĩa vào đó?
Không, không hắn.
Vậy chắc chắn là việc nói kiểu này thật sự tệ nếu đứng ở góc độ mục đích xây dựng một câu hay.
Tôi tôn trọng bất cứ ai đồng ý với ý kiến này, tuy nhiên tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm này.
Bạn coi đó là lặp từ quá nhiều, nhưng tôi coi đó là cách nói tiếng Anh tự nhiên.
Có lẽ câu: ” I don’t like when people are selfish, self-absorbed and only think about themselves the whole time!” không phù hợp với những người yêu cầu tính học thuật cao, những người luôn muốn mỗi từ trong câu đều được sử dụng có mục đích, và nếu bạn nói một điều gì đó thì chỉ là để giải thích cho những ý của bạn trước đó mà thôi.
Có thể họ sẽ rất vui nếu tôi có thể giải thích về các sự vật trong cùng một câu mà không lặp đi lặp lại những điều tương tự nhau như thế này:
I don’t like when people are selfish to an extent they don’t even acknowledge other people’s needs and wants!
Tôi phải công nhận với họ một điều rằng câu thứ hai chứa đựng nhiều nội dung hơn bởi nó đã đưa ra nhiều chi tiết hơn về các mức độ của sự ích kỷ trong đó. Và tôi cũng phải thừa nhận tôi sẽ không phàn nàn gì nếu có thể nói như thế mọi lúc mọi nơi. Nhưng trời ơi – bạn phải thông minh đến mức nào mới có thể nói ra những thứ như được đọc ra từ một cuốn sách chứ?
Tuy nhiên tiếng Anh trong thực tế lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Tất cả những người kể cả có phải là người bản địa hay không đều buộc phải đối mặt với những vấn đề khi nói như:
- Áp lực
- Không có đủ ý tưởng rõ ràng để biểu đạt những gì mình muốn nói
- Bị hỏi những câu hỏi đột ngột
- Và nhiều hơn thế nữa!
Tôi đã tốn hàng tá thời gian cho những chương trình radio hoặc TV phỏng vấn người nổi tiếng, diễn viên, chính trị gia,… để cải thiện khả năng nói mà không cần những sự chuẩn bị nâng cao.
Và đoán xem?
Những gì họ nói thật tệ! Họ cứ liên tục lặp đi lặp lại những từ đã nói trước đó, ngập ngừng và điên cuồng tìm kiếm một từ hợp lý để diễn tả một điều gì đó theo cách tốt nhất.
Do vậy, bạn tôi à, đây mới thực sự là tiếng Anh ở đời thật.
Nếu bạn buộc phải nói mà không hề có một sự chuẩn bị trước trong suốt một cuộc đối thoại thực tế, bạn có thể sẽ lặp đi lặp lại những gì mình muốn biểu đạt để tiếp tục cuộc đối thoại.
Lợi ích thứ nhất của việc lặp đi lặp lại: Nó giúp câu chuyện của bạn được tiếp tục
Như thường lệ, trong suốt cuộc đối thoại tự phát, bạn có thể phải loay hoay với cá từ khi bạn diễn tả về những khái niệm trừu tượng mà bạn chưa từng nghĩ về nó trước đây bao giờ.
Lấy một ví dụ nhé:
I don’t like when people are selfish, self-absorbed and only think about themselves the whole time!
Nếu bạn cố xác định cái gì THỰC SỰ khiến bạn không thích những người ích kỷ (trong trường hợp này là vì một số người ích kỷ đến mức họ thậm chí không nhận ra những người khác cũng có nhu cầu giống với họ), cuộc đối thoại nó sẽ như thế này:
Person X: I don’t really like being around Lisa, she’s never asked me how I feel and if I need anything…
You: You’re right, I don’t like when people are selfish and… and… well (cố tìm từ để diễn đạt)… I mean…
Person X (đổi chủ đề): By the way – what’s the weather like this weekend?
Thực tế là những gì bạn đạt được khi cố nói chính xác những gì bạn muốn nói là chẳng nói được gì cả.
Nếu, mặt khác, bạn lại thử thăm dò xung quanh cái khái niệm trừu tượng đang nổi trôi trong não bạn bằng cách sử dụng các cách nói khác nhau để diễn tả về cùng một thứ, sớm hay muộn thì bạn sẽ nắm được trọng tâm của vấn đề:
I don’t like when people are selfish, self-absorbed and only think about themselves the whole time, and by the way – sometimes I even get a feeling they don’t even realize that I am a human being with my own needs as well!
Trong trường hợp này, từ “only” chính là từ đã khơi gợi dòng suy nghĩ của bạn để bạn hiểu được mình chính xác muốn nói gì. Từ đó rất tự nhiên đã dẫn dắt bạn đi đến kết luận rằng thỉnh thoảng những kẻ ích kỷ luôn cố lấy đi mọi thứ mà họ nghĩ CHỈ có họ cần nó, chỉ có họ thôi, và nó như thể bạn không tồn tại.
Bởi vậy, theo cái cách mà một số người nghĩ rằng quá dài dòng và lặp đi lặp lại, thì bạn thực sự tự cung cấp cho bản thân một gợi ý để kéo dài cuộc trò chuyện của bạn.
Lợi ích thứ hai của việc lặp đi lặp lại: Bạn không phải tìm ngữ pháp phù hợp!
Khi bạn có một cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh trong thực tế, là một học sinh chăm chỉ, bạn có xu hướng cố tạo ra những câu được cấu trúc một cách hợp lý và hay.
Điều đó không có gì sao cả, bạn tôi à, chỉ là khi bạn nói những điều giống nhau nhiều lần, nó sẽ gợi ra những điều khác bạn sẽ nói tiếp theo, bạn không cần phải tìm kiếm một ngữ pháp quá đúng để kết thúc câu rồi lại bắt đầu câu mới.
Bất kể một chuyện xảy ra:
- Hãy tự cắt ngang bản thân và bắt đầu một câu mới
- Kể cả bạn có nói sai thì nó vẫn ổn nếu nó giúp bạn đi đến luận điểm tiếp theo
- Đừng lo lắng khi nói về những thứ bạn không chắc 100%
Tôi nhận định mọi thứ theo cách này: Nếu bạn buộc phải lựa chọn giữa việc kéo dài cuộc trò chuyện và mắc kẹt với các từ ngữ chỉ bởi bạn không thể nghĩ ra cách hoàn hảo nhất để diễn tả điều bạn muốn nói thì thật là ngu ngốc.
Tốt hơn hết là bạn nên nói gì đó.
Đây là ví dụ:
Hi Jim, how’s your dad, is he all right? Is he feeling OK, I hope he’s doing well? Actually I only remember now when I said it… I met your mom the other day and she said the surgery was successful! I’m so forgetful!
Trong trường hợp này, bạn đã lặp lại khá nhiều điều giống nhau ở đoạn đầu cuộc nói chuyện bạn bắt gặp Jim và trong một khoảnh khắc bạn bỗng quên mất nội dung cuộc nói chuyện với mẹ của cậu ấy. Nhưng khi bạn lấp đầy khoảng thời gian trống bằng cách lặp lại cùng một điều 3 lần theo 3 cách khác nhau để hỏi xem bố của Jim có ổn không, nó khiến bạn nhớ lại cuộc đối thoại của bạn với mẹ của cậu ấy và điều đó giúp bạn có thể kiểm soát đc nhịp độ của cậu chuyện.
Còn nếu bạn chỉ nói: “Hi Jim, how’s your dad?” – sau đó cố gắng nghĩ xem nên nói gì thêm thì sẽ tạo ra một khoảng lặng và cả cuộc đối thoại sẽ chìm vào im lặng.
Cuối cùng, nói tóm lại, tôi thiện chí đề cử bạn nên lặp lại ý khi đang giao tiếp bằng tiếng Anh, điều này sẽ giúp bạn trôi chảy hơn.