Làm như thế nào để bạn có thể một cuộc nói chuyện tiếng anh mượt mà ? Liệu bạn có cần ngữ pháp hoàn hảo, phát âm hay từ vựng không ?
Thức tế, bạn có thể có một cuộc nói chuyện mượt mà hơn chỉ cần dùng một vài những chiến lược sau ( và các cụm từ ) sẽ giúp bạn “định vị” quá các cuộc nói chuyện.
Hãy bắt chước 5 “bí mật” và các ý tưởng từ những người học Tiếng anh thành công và cuộc hội thoại tiếng anh của bạn sẽ được cải thiện.
1. Đừng nói như những gì bạn nghĩ
Những người nói tiếng anh bản địa không lúc nào cũng nói những gì họ muốn hoặc những gì họ nghĩ. VÍ dụ như, họ không nói “I’m going now” khi mà họ muốn kết thúc cuộc trò chuyện. Vì vậy nó rất quan trọng khi mà cả hai phải hiểu được và dùng những cách khác nhau để nói ý nghĩ của bạn.
Nếu bạn muốn rời bỏ cuộc trò chuyện, bạn có thể nói những thứ như:
“Have you met…?”
“Can I introduce you to…?”
“Would you just excuse me for a moment?”
( Nếu như bạn đang ở nơi làm việc hoặc những nơi mở rộng mối quan hệ, hoặc ác sự kiện khác)
“Is that the time? I’m going to have to rush!”
( Nếu như bạn gặp bạn bè trên đường)
Nếu như bạn muốn đổi chủ đề của câu nói chuyện, bạn sẽ không nói “ I want to talk about something else” nhưng, ví dụ:
“Well, anyway. As I was saying…” ( và quay lại một chủ đề khác)
“By the way, ….” ( và chuyển sang một chủ đề khác)
2. Đừng lo lắng về ngữ pháp
Đúng ngữ pháp rất là quan trọng khi mà bạn viết tiếng Anh, và trong các cuộc nói chuyện nghiêm túc. Những trong các cuộc hội thoại thường ngày, bạn sẽ nghe thấy những người bản địa thường sẽ mắc sai lầm hoặc những câu chưa hoàn chỉnh suốt thời gian. Và đây là 2 ví dụ:
Câu hỏi nửa
Thay vì câu hỏi đầy đủ như “Did you watch the match last night?” bạn sẽ nghe thấy “Watch the match last night?”
Những từ thay thế để trả lời
thay vì bạn nghe thấy “I don’t know” bạn có thể nghe “Dunno”. Ví dụ như:
“What time is the meeting?”
“Dunno.”
Hoặc khi mà ai đó hỏi bạn về một thứ gì bạn rất thích (nhưng mà không có) và bạn sẽ trả lời với câu “I wish!”
“Are you going on holiday this year?”
“I wish!”
3. Đây không phải là một trận bóng tennis
Cuộc hội thoại không giống như trận bóng tennis với bắt đầu và đối đáp. Nó còn không có lượng tham gia cân bằng trong cuộc trò chuyện, ( một vài người nói nhiều hơn trong khi một số nói ít hơn.)
Đôi khi, bạn sẽ phải tìm ra cách của riêng mình để gia nhập vào cuộc trò chuyện, nếu như 2 người đang trò chuyện và bạn muốn nói điều gì đó, bạn có thể đợi đến lúc họ ngừng tự nhiên và nói gì đó như:
“Well, I think…”
“Well, as far as I’m concerned…” or
“Well, in my opinion…”
Bạn cũng có thể chen vào cuộc trò chuyện và nói:
“You know, you’ve got a point” hoặc “You’re right about …. and …” ( cố kéo dài bằng từ “and” để giữ mọi người nghe)
4. Tạo ra sự liên kết
Những cuộc trò chuyện thành công xoay quanh việc tạo ra liên kết với người kia. Và đây là một số cách tự nhiên bạn có thể tạo ra liên kết.
Đặt câu hỏi
Câu hỏi dễ để liên kết cả hai người chính là việc liên kết đến việc 2 người đang ở đâu> ví dụ như ở một cuộc hội thảo bạn có thể hỏi
“So what brings you to London / the event?”
“So, how do you know…?” ( tên của nhà tổ chức)
Đừng đặt những câu hỏi quá thân mật, và tránh những câu hỏi mang tính “có “không”
Thể hiện rằng bạn đang lắng nghe
Hãy giữ liên kết bằng mắt với người kia, hãy cười và gật đầu để chứng tỏ bạn có hứng thú.
Đừng xấu hổ
Nó không phải là vấn đề khi bạn quên tên người kia hay là không hiểu điều gì đó. Hãy hỏi lại họ!
“I’m sorry, but I didn’t catch your name.”
“I’m sorry, I didn’t hear what you said.”
5. Dùng những cụm từ được cố định để xây dựng câu chuyện
Đây là những cụm từ nhỏ mà chúng ta dùng trong những cuộc hội thoại của chúng ta. Chúng giúp người khác hiểu về những gì chúng ta định nói, hoặc cách mà chúng ta cảm thấy về điều gì đó. (các cụm như “As far as I’m concerned” hoặc “ I wish”.) Bạn có thể dùng đi dùng lại nó – điều duy nhất bạn cần là thêm thông tin.
Các cụm từ rất hữu ích trong việc học bởi vì bạn không cần phải dịch – tiết kiệm thời gian cho bạn trong cuộc trò chuyện. Nó cũng là những cụm từ rất phổ biến trong tiếng anh nói, làm cho người khác thấy bạn nói tự nhiên. Những cụm từ cố định như “You’re kidding!” hoặc “Never mind!” có thể diễn tả ý kiến và ý tưởng dễ dàng và nhanh nhẹn.