Sherlock Holmes – một thám tử tư, là nhân vật chính trong một bộ tiểu thuyết do một nhà văn người Anh Conan Doyle sáng tác trong những năm cuối của thập niên 80 của thế kỷ 19. Tác phẩm này của Doyle đã được chuyển thể thành phim.
Trong tác phẩm có đề cập đến, một trong những điểm mạnh của Sherlock Holmes là trí nhớ tuyệt vời. Trong một chương trình truyền hình của BBC, nhân vật này có sử dụng một kĩ thuật ghi nhớ được gọi là “lâu đài tâm trí” hay “lâu đài ký ức”.
Ví dụ, trong một tập, khi bị vây trong một cuộc xả súng và bị thương nặng, Holmes đã “đi” vào trí óc của mình để tìm cách trốn thoát. Ông đi qua từng “căn phòng” trong lâu đài ký ức của bản thân để tìm ra một ký ức hữu ích trong hoàn cảnh lúc này. Và cuối cùng, trong một “căn phòng”, ông nhìn thấy ký ức về chú chó của mình thời thơ ấu, và ký ức ấy khiến ông bình tĩnh trở lại.
Ý tưởng về lâu đài ký ức không phải do BBC nghĩ ra. Phương pháp ghi nhớ này đã tồn tại hàng ngàn năm. Vô vàn nhà giáo dục ngày nay vẫn dạy học sinh của họ cách sử dụng phương thức này để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của chúng.
Nhưng, lâu đài ký ức thực sự là gì? Đó là một công trình kiến trúc thực sự, như là một căn hộ, hay một tòa nhà, nơi mà bạn có thể vẽ lên trong đầu. Sau đó,bạn sẽ tưởng tượng về những thứ bạn muốn nhớ và “đặt” chúng vào bên trong kiến trúc đó.
Bạn có thể dùng lâu đài ký ức để ghi nhớ từ vựng, cụm từ, sự thật, thậm chí là yêu cầu của một sự kiện,… Nếu bạn có thể “nhìn” được những điều nằm trong căn nhà tâm trí của mình, bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra một lâu đài ký ức của riêng mình.
Tạo ra lâu đài của chính mình
Hãy bắt đầu với danh sách các từ hoặc cụm từ mà bạn cần nhớ. Sau đó, nhắm mắt lại và tưởng tưởng ra một nơi có thật mà bạn biết rõ, như là nhà, trường học, nơi làm việc,… Nếu nơi bạn chọn chỉ có 1-2 căn phòng thì cũng đừng lo, bạn có thể dùng những thứ như là cửa, hành lang, cầu thang hoặc những nơi cố định khác.
Bước tiếp theo là hãy tưởng tượng bạn đang bước qua từng nơi có trong “con đường” mà trước đó bạn vạch ra. Mỗi khi đi, hãy đặt một vật mà bạn cần nhớ tại một địa điểm trên đường đi. Để lại thứ ấy tại đó để sau này bạn có thể xem lại khi bạn muốn tới lâu đài ký ức của mình.
Bây giờ hãy thử áp dụng kỹ thuật này với 6 nguyên liệu cho món pizza: flour (bột), water (nước), dry yeast (men khô), tomato sauce (sốt cà chua), cheese (phomai), basil (húng quế).
Nhắm mắt lại và tưởng tượng về ngôi nhà mà bạn chọn.
Đầu tiên, bạn mở cửa ra vào và thấy một túi bột nằm trên sàn. Cái túi bị bục và bột thì tung tóe trên sàn. Bạn lo rằng mình sẽ dẫm vào mớ bột đó nên đã phải rón rén đi qua.
Thứ hai, bạn bước vào phòng ngủ của mình. Trên giường có một cốc nước đang ngồi. Chiếc cốc trông như một miếng pizza lộn ngược. Bạn bật cười vì hình dạng của nó.
Thứ ba, ngay khi bạn đi vào phòng khách, bạn thấy một thìa men khô lớn ở trên sô pha. Kì quặc là có vẻ như cái thìa đó đang xem chương trình nấu ăn chiếu trên TV đối diện.
Thứ tư, khi đứng trong phòng khách, bạn ngửi thấy mùi lạ. Sau đó bạn nhận ra mùi đó là từ miếng phomai treo trên mảng tường ở trên cái TV.
Thứ năm, bạn đi vào bếo và thấy 2 quả cà chua đang rượt đuổi nhau vòng quanh phòng bếp, và chúng đột nhiên trượt chân và ngã dập nát, nhuộm đỏ cả sàn nhà.
Và thứ sáu, bạn mở cửa sau và đi ra ngoià. Ở đó, bạn thấy một khóm cây húng quế cao và xanh ngát, và chúng đang reo hò với bạn bằng một thứ giọng khá là ngộ nghĩnh rằng “Chọn tui nè, chọn tuiiii!”
Bạn có nhận ra điều kỳ lạ trong “cung điện” này không? Rằng nó ngập tràn những điều kỳ diệu và giàu sức gợi. Chúng ta sẽ bàn về vấn đề này ngay thôi.
Nhưng trước hết, hãy kiểm tra xem kỹ thuật của chúng ta có họa động không bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây nhé.
1-Thứ gì nằm trên bức tường phía trên TV?
2-Những quả cà chua đã ở đâu và khi đó chúng đang làm gì?
3-Cái gì đã ngồi trên giường?
4-Men nở ở đâu và nó đang làm gì?
5-Nguyên liệu nào đã nói và nó đã nói gì?
6-Bạn đã thấy gì khi mở cửa ra vào?
Tôi đoán là bạn có thể nhớ được mọi thứ trong lâu đài ký ức của mình. Và nếu đó là tật thì đó là một tin tốt đấy.
Hãy khiến trí nhớ của bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
Các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên để giúp bạn kiến tạo một cung điện ký ức mạnh mẽ hơn.
Ví dụ, trong trường hợp bạn muốn ghi nhớ rất nhiều từ, huấn luyện viên ký ức Anthony Metivier đã đề nghị trước đó bạn hãy vẽ ra một bản đồ đơn giản của lâu đài ký ức của bạn. Sau đó, hãy đánh số từng vị trí trên con đườn của bạn, nơi mà bạn sẽ đặt những thứ mà bạn muốn nhớ. Bạn hoàn toàn có thể đặt nhiều hơn một thứ trong mỗi căn phòng hoặc mỗi vị trí. Sau đó, bạn mới đặt nó vào trí óc của mình.
Một giáo viên tiếng Anh tên James thì có một lời khuyên bổ sung. Anh ra nói có 3 chìa khóa để tạo ra một lâu đài ký ức mạnh mẽ hơn. 3 chìa khóa đó là: cảm xúc, sự chuyển động và mối liên kết giữa các sự vật và những thứ cố định.
Cả James và Metivier đều cho rằng việc tưởng tượng mọi thứ theo cách hài hước và điên rồ sẽ tăng khả năng ghi nhớ cho bạn. Họ cũng đồng ý rằng việc liên kết hình ảnh với chuyển động sẽ tạo ra những ký ức bền vững hơn. Ví dụ là việc những quả cà chua rượt đuổi lẫn nhau hay cây húng quế có thể nói chuyện.
Cuối cùng, James cũng đề nghị việc đặt mọi thứ bên cạnh hoặc trên những vật cố định trong lâu đài của bạn. Giường, ghế sofa, tường, cửa đều được coi là vật cố định. Ví dụ có thể nói đến là miếng phomai trên tường.
Bây giờ, đến lượt bạn. Hãy lựa chọn một danh sách các từ hoặc cụm từ tiếng Anh khó nhớ và áp dụng phương pháp này xem.
Xem thêm: LỚP TIẾNG ANH THỰC TIỄN EPU – SỬ DỤNG CHO THỰC TIỄN