Học ngữ pháp tiếng anh để trò chuyện có quan trọng hay không ? 

by iets 8.0

Ngữ pháp tiếng anh không phải điều cần thiết để nói trôi chảy; bạn chỉ cần tập trung vào các thành ngữ, ngữ cú, và tiếng lóng để có thể nói chuyện như người bản xứ. Đây chính là lí do mà sau vài năm học ngữ pháp tiếng anh ở trường mà bạn vẫn không thể nói trôi chảy.
Chà, đó là một số thứ bạn sẽ đọc được nếu bạn lên blog của tôi, hoặc English Harmony hoặc bất kì các blog tiếng anh nào khác.

Liệu đây có phải điều thật hoặc chúng tôi chỉ đang cố thuyết phục bạn để bạn đọc blog của chúng tôi ?

Chào mọi người,

Tên tôi là Shivam Singh và hôm nay tôi sẽ cho các bạn một vài bí quyết của việc nói tiếng anh như người bản địa và phá vỡ một số thuyết âm mưu đang trôi nổi.
Trở lại chủ đề của chúng ta, ngữ pháp tiếng anh không thể gần với việc học những ngữ cú, thành ngữ hoặc tiếng lóng của người bản xứ nếu nó liên quan đến việc nói trôi chảy. Khi bạn nhận ra một chút tiến bộ trong tiếng anh giao tiếp của bạn sau khi bạn học một số ngữ cú và cụm từ tượng hình để miêu tả cảm xúc, bạn sẽ ngầm chấp nhận sự thật rằng ngữ pháp tiếng anh không thực sự quan trọng trong việc giao tiếp và bạn sẽ suy nghĩ rằng:

“Đúng vậy, Anh í nói rằng ngữ pháp tiếng anh không nắm giữ quá nhiều sự quan trọng trong việc giao tiếp và mình đang cố nói tiếng anh từ những ngày đi học và mình không thể. Có lẽ mình chỉ nên học từ vựng và sớm thôi mình sẽ nói như người bản xứ.”

Xin lỗi vì phải làm bạn thức tỉnh, những độc giả thường hiểu nhầm khái niệm của việc học nhiều hơn những gì chúng ta nói.

Vấn đề nằm ở đâu ? 

Vì không phải là người bản xứ, tôi có hiểu được tình huống của bạn, và tôi hoàn toàn hiểu rằng đôi khi chúng ra mắc sai lầm khi giao tiếp, nhưng điều đó không nên diễn ra bất cứ lúc nào bạn bắt đầu cuộc trò chuyện. Xảy ra thường xuyên, chúng ta mắc sai lầm trong ngữ pháp, vậy chốt lại rằng, việc học ngữ pháp không tệ như bạn thấy.
Nếu như tôi phải cho tất cả những khái niệm trong một đoạn, tôi sẽ thấy, ngữ pháp tiếng anh chỉ nắm giữ 10 phần trăm sự quan trọng trong tiếng anh giao tiếp của bạn.

Định luật 10 phần trăm? (Tense+ conditionals+ prepositional verbs)

Chúng tôi, những người dạy học, thường khuyên rằng bạn không nên để ý quá nhiều vào ngữ pháp của bạn bởi ngoài đó có hơn ngàn những luật trong một ngôn ngữ và nếu bạn tuân theo tất cả những luật đó thì bạn phải cực kì cẩn thận để không mắc một sai lầm nào cả. Và kết quả, con người mất đi sự uyển chuyển của từ và không biết nói trôi chảy. Có một sự thật rằng bạn chỉ cần ít như 10 phần trăm của ngữ pháp để nói trôi chảy, nhưng vấn đế là nhiều khi mọi người bỏ qua sự 10 phần trăm ngữ pháp mà họ nên biết.
Không để ý đến ngữ pháp không có có nghĩa rằng bạn luôn mắc sai lầm, kể cả những câu dễ nhất bạn nên nói nó một cách hoàn chỉnh. Vì vậy hôm nay, hãy cùng xem những sai lầm dễ mắc phải nhất mà không thể chấp nhận được và bạn không bao giờ nên mắc phải nữa.

1 : Sử dụng dạng thứ hai của động từ với động từ trợ giúp ‘did’

Đây là một lỗi cơ bản mà tôi thấy mỗi khi đọc bình luận, emails hoặc lời bình luận và nhận định trên mạng xã hội bởi một người không phải bản xứ, hoặc cụ thể hơn, người châu Á. Chúng ta luôn dùng dạng thứ nhất của động từ với sự trợ giúp của từ’did’ (did + dạng thứ nhất của động từ) trong những quá khứ không xác định. Bây giờ hãy xem xét một số ví dụ về câu để hiểu rõ hơn:

  • I did not went to school yesterday. (SAI)
    I did not go to school yesterday. (Did +dạng thứ nhất của động từ)
  • Ron did not came to my birthday party. (SAI)
    Ron did not come to my birthday party. (Did +dạng thứ nhất của động từ)

2: Sử dụng sai giới từ trước động từ

Tôi hoàn toàn hiểu, rằng không dễ gì để một người không phải bản xứ dùng đúng giới từ mỗi khi họ giao tiếp, đặc biệt nếu bạn là người. Và vấn đề là, chỉ có một cách ngắn để học được nó chính là tập luyện và học hỏi, dù vậy không có cách nào để học tất cả chỉ trong một ngày. Bạn sẽ chắc chắn mắc sai lầm, nhưng cuối cùng vẫn là sự phát triển và tiếp tục học hỏi 

Một vài câu ví dụ:

  • Robin was accused for the theft that happened yesterday.
    Robin was accused of the theft that happened yesterday.
  • She is married with a famous footballer.
    She is married to a famous footballer.

3: Dùng sai ‘which’ thay vì ‘who’

Hãy xem xét một vài những ví dụ để rõ hơn:

  • The guy which worked as my assistant quitted the job.
    The guy who worked as my assistant quitted his job. (ĐÚNG)
  • I don’t know the girl which was standing beside you yesterday.
    I don’t know the girl who was standing beside you yesterday. (ĐÚNG)

Bạn có để ý lỗi sai ?
Chúng ta không bao giờ dùng’which’ nếu nhắc đến một người bởi anh/chị ấy là một vật thế sống, vì vậy bạn luôn dùng ‘who’ trong trường hợp này thay vì ‘which’.

Hầu như những người không phải bản xứ mắc lỗi này, nhưng từ bạn không nên.

4: Dùng ‘more’ một cách không cần thiết khi so sánh mức độ của tính từ

Câu ví dụ:

  • It’s more hot today than it was yesterday.
    It’s hotter today than it was yesterday.
  • You are doing more good day by day.
    You are doing better day by day.

Tôi hiểu rằng khi họ đọc những sự so sánh hơn của tính từ như ‘beautiful’ hoặc ‘interesting’ là ‘more beautiful’ và ‘more interesting’, có lẽ một điều đã diễn ra trong đầu họ – nó sẽ không sai nếu mình dùng ‘more’ mỗi khi so sánh hơn của một tính từ.

Nhưng bạn phải chấp nhận một số luật nhất định và tuân thoe nó, và làm ơn đừng hỏi tại sao bạn không thể dùng ‘more’ ?
Có một số những luật ngữ pháp nhất định mà chúng ta phải tuân theo bất kì lí do nào và đây là một trong số đó.

Tôi hi vọng bạn thấy bài viết này hữu dụng và dễ liên hệ đồng thời dễ học. Hãy chắc rằng bạn sẽ không bao giờ mắc lại những lỗi này và cải thiện điểm yếu của bạn.

Xem thêm: Học ngôn ngữ: Điều gì tạo động lực cho bạn?

You may also like

Leave a Comment