Học ngôn ngữ, một quy trình tiếp thu và tạo động lực
Quá trình tiếp thu ngôn ngữ học hiện nay cũng là một phần cuộc sống của chúng ta. Ngay từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, chúng ta mang trong mình các thuộc tính nội tại của một ngữ pháp phổ quát trên toàn thế giới, mà nhờ đó chúng ta có thể mô hình hóa và xây dựng ngôn ngữ để có thể thu được bất kỳ ngôn ngữ nào chúng ta muốn.
Do đó, việc quyết định được ngôn ngữ thứ hai sẽ dựa vào ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta khá nhiều, bên cạnh đó là động lực để bạn phát triển ngôn ngữ của mình.
Không nghi ngờ gì khi tồn tại một số lý luận cho thấy tầm quan trọng của việc học ngôn ngữ thứ hai, hoặc thậm chí thứ ba. Bên cạnh lý do khá rõ ràng, rằng học một ngôn ngữ có mục đích giao tiếp, thì việc biết một ngôn ngữ chính là cánh cổng để chúng ta hiểu hơn một nền văn hóa, gặp gỡ những người mới và chia sẻ sở thích hoặc xây dựng các mối quan hệ cho bản tân. Dù lý do của việc học có thể là gì, tất cả đều sẽ có lợi cho bạn và chính bạn sẽ là người được hưởng lợi từ nó.
Liệu động lực học có là đặc trưng riêng không?
Bởi vì việc học ngôn ngữ thứ hai yêu cầu bạn dành thời gian rất nhiều, thì việc thiếu thời gian để học cũng sẽ dẫn đến thiếu động lực học. Tuy nhiên, học một ngôn ngữ mới có thể có rất nhiều nguyên nhân đằng sau, và những nguyên nhân này sẽ trở thành một nguồn động lực học đối với học sinh. Ví dụ, nếu như ngôn ngữ thứ hai là điều kiện bắt buộc để ứng tuyển vào công việc mới thì động lực học của bạn sẽ rất lớn, bởi bạn nhận thức rõ lợi ích mà nó đem lại.
Tuy nhiên, nếu chúng ta lấy ví dụ về giới trẻ tại những quốc gia sử dụng tiếng Anh, chúng ta sẽ lại có một câu chuyện khác. Với những người có ngôn ngữ mẹ đẻ là ngôn ngữ quốc tế, họ gần như chẳng thiết tha gì với việc học ngôn ngữ thứ hai cả.
Học tập xã hội – động cơ thâm nhập (intergrative motivation)
Một trong những lí do quan trọng nhất khiến một người có đam mê với việc học một ngôn ngữ mới chính là văn hóa. Họ muốn cảm nhận được một phần của nền văn hóa đó, cũng như là muốn trở thành một phần của một nhóm xã hội hoặc hiểu rõ hơn về một nhóm mục tiêu đặc biệt. Đây luôn được coi là một động lực rất đáng kể với người học ngôn ngữ.
Một trường hợp khác khi nói về động cơ tâm nhập là trường hợp một quốc gia đa văn hóa. Ví dụ như Canada hoặc Ấn Độ, tại những nơi này người ta thường sử dụng song song 2 ngôn ngữ, do đó những người ở đây phải tiếp xúc với cả hai ngôn ngữ ngay từ khi được sinh ra.
Việc này cũng bao gồm việc bộ não bạn sẽ phải tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai, thậm chí là thứ ba, và quá trình tiếp thu sẽ diễn ra rất tự nhiên.
Hoặc nếu gia đình bạn có nguồn gốc từ một quốc gia khác, hoặc bạn có họ hàng không nói cùng một ngôn ngữ mẹ đẻ, thì trong trường hợp này động lực của bạn sẽ trở thành cố gắng giao tiếp với họ. Ở một mức độ cá nhân hơn thì việc hiểu được những người họ hàng sống tại những quốc gia khác sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình thông qua việc học và nói ngôn ngữ của họ.
Sử dụng ngôn ngữ như một công cụ – Động cơ thực dụng (Instrumental Motivation)
Khi nhìn sự việc từ những góc độ khác nhau, một vài người trong chúng ta học ngôn ngữ thứ hai tại trường học hoặc học do nhu cầu công việc. Trong khi trường hợp đầu đúng với cuộc sống học sinh, thì trường hợp hai lại phù hợp với cuộc sống thường nhật của chúng ta.
Khi bắt đầu quá trình học tập, bạn phải tiếp xúc với văn hóa và đất nước sử dụng ngôn ngữ bạn đang học với một thái độ tích cực. Kể cả khi bạn có dành 5 tiếng đồng hồ để học mỗi tuần những bạn không hề hiểu gì về văn hóa của đất nước sử dụng ngôn ngữ này thì động cơ thực dụng của bạn vẫn chỉ là con số không. Điều này có nghĩa là quá trình học sẽ kết thúc tại một thời điểm nào đó khi bạn mất động lực, và nó sẽ ngăn bạn phát triển ngôn ngữ của bản thân.
Trong trường hợp này, có một vài cách để bạn lấy lại động lực cho bản thân:
- Tự tạo môi trường học tập cho riêng mình – một vài nét văn hóa đến từ quốc gia sử dụng ngôn ngữ bạn đang học có thể tạo ra động lực khác biệt cho bạn.
- Tự tạo một thói quen – càng thường xuyên thì càng có động lực, vì vậy hãy bố trí thời gian học để một cách đều đặn.
- Tự tìm niềm vui cho bản thân – hiểu những gì mình đang học, đọc về các chủ đề bản thân quan tâm bằng ngôn ngữ bạn đang học và đừng quên mỉm cười – bạn sẽ thấy việc học sẽ rất vui!
Xem thêm: Tin Shock : Người nói tiếng Anh bản xứ không luôn luôn chỉ ra lỗi sai của bạn