Loại bỏ những “con khỉ” trong tâm trí
Việc quản lý khả năng giao tiếp cũng sự tự tin khi giao tiếp tiếng Anh luôn phải đi đôi với quản lý suy nghĩ và quản lý bản thân.
Bạn có hay cảm thấy đầu óc của mình đang quá tải không? Bạn có thường cảm thấy có hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn suy nghĩ chạy vụt trong đầu bạn trong cùng một khoảng khắc, sau đó cứ lặp đi lặp lại, khiến bạn luôn cảm thấy lo lắng và căng thẳng hay không?
Theo triết học Phật giáo, kiểu trạng thái của tâm trí như thế này được miêu tả như một căn phòng chưa đầy những con khỉ hoang dã đang chạy nhảy, gào thét.
Trạng thái này của tâm trí đã đi rất gần đến trạng thái lo âu, căng thẳng, sợ hãi – và một trong số đó là nỗi lo lắng khi phải giao tiếp bằng tiếng Anh.
Bất kể bạn có cố gắng luyện tập giao tiếp bằng tiếng Anh tốt đến thế nào đi chăng nữa, trong đầu bạn vẫn chứa đầy những từ vựng, mệnh đề, câu, quy tắc ngữ pháp tiếng Anh,…CÙNG MỘT LÚC! Và khi bạn đang cố diễn đạt một điều gì đó, thì dù bạn có cố gắng nỗ lực đến mức nào đi chăng nữa, bạn cũng rất khó tránh khỏi việc sai ngữ pháp, nói nhầm, phát âm sai,…cũng như việc để ý đến các lỗi sai đó mỗi thời điểm mà bản thân nói.
Và để giải quyết vấn đề khó khăn trong việc giao tiếp và đối thoại, trước hết bạn cần phải giải quyết những “con khỉ” đang làm loạn trong đầu bạn đã. Và để giúp bạn làm được điều này, tôi sẽ đưa cho bạn một vài bước đơn giản để giúp bản thân bình tĩnh lại và bắt đầu chỉ tập trung vào MỘT vấn đề trong một thời điểm thay vì cố nhồi nhét những suy nghĩ về TẤT CẢ vấn đề cùng một lúc.
– Điều đầu tiên: Bạn hãy nhắm mắt lại, hít một hơi thật sâu và thở ra từ từ. Hãy thử tập cách quên đi những điều bộn bề mà bạn luôn nghĩ đến trước khi bạn đọc bài viết này. Hãy học cách giữ khoảng cách với những nỗi lo hàng ngày, từ việc giao tiếp bằng tiếng Anh, những vấn đề về tài chính, gia đình, nỗi lo liên quan đến tình cảm,… cho đến tất cả mọi thứ. Hãy giữ cho bản thân ở trang thái thanh tịnh và bình tĩnh nhất, hãy trở về là chính mình.
– Điều thứ hai: Ở lần giao tiếp bằng tiếng Anh tiếp theo, hãy cố đừng nói quá nhanh cũng như đừng cố nhồi nhét tất cả các ý, các nội dung vào cùng một câu. Sự kiểm soát cũng như tốc độ nói chậm sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn rất nhiều, đặc biệt là khi bạn cần củng cố sự tự tin của bản thân, hơn là so với khi bạn cố gắng nói thật nhanh để nghe giống như cách người bản địa nói.
Hãy nói chậm lại, và khi bạn gặp vấn đề ở đâu, hãy dừng lại, đừng để những “con khỉ” tiếp tục nhảy nhót chạy loạn trong tâm trí bạn. Tiếp tục hít một hơi thật sâu rồi thở ra từ từ để bản thân có thể bình tĩnh lại, rồi sau đó mới tiếp tục nói tiếp. Và hãy nhớ, người đối diện chẳng để ý quá nhiều đến khả năng nói của bạn đâu.
– Điều thứ 3: Một đoạn đối thoại chậm và rõ ý, được kiểm soát chặt chẽ thực sự sẽ đem lại cảm giác trơn tru và dễ hiểu hơn so với một đoạn đối thoại dù nhanh nhưng ngắt nghỉ bất hợp lý và chứa đầy các lỗi sai. Đừng cảm thấy xấu hổ vì thói quen giao tiếp của bản thân. Đây là cuộc đời của bạn, chỉ có bạn mới là người sẽ quyết định bạn sẽ giao tiếp như thế nào thôi.
– Điều thứ 4: Đừng sống quá vội vàng. Có một sự thật bất ngờ rằng, dù bạn có cố tăng tốc độ để có thể hoàn thành những nghĩa vụ và công việc của bản thân đến mức nào đi chăng nữa thì sự thật là chúng ta vẫn đang làm ngày càng ít đi. Bởi vậy, hãy sống chậm lại. Điều này thật sự rất quan trọng trong thời đại bây giờ, khi nhịp độ sống ngày càng tăng lên, và cảm tưởng như cả thế giới đều đang vô cùng vội vàng để có thể kiếm thêm tiền, đạt được thêm thành tựu, có được thành công to lớn hơn,…Nhưng sự thật thì lại ngược lại. Sự thành công chỉ có thể đến từ một bộ óc đủ bình tĩnh và đầy tính tự chủ.