III. Hãy chủ động và có trách nhiệm
Khi lên lịch học tiếng Anh cho chính mình thì bạn hãy chắc chắn rằng bản thân có thể tận dụng tối đa khoảng thời gian đó. Nếu bạn quá bận và muốn đạt kết quả nhanh thì đây là một số phương pháp có thể giúp ích cho bạn:
1. Hãy chủ động hơn khi học:
Có thể bạn sẽ thích một vài trò chơi hay bài hát tiếng Anh nào đó, những đừng chỉ làm vậy. Hãy chọn những hoạt động khiến bạn phải tập trung và có thể giúp bạn học được các kiến thức mới.
Đặt trong ví dụ này là hãy nghe một cách chủ động. Đừng xem hay nghe nhạc bằng tiếng Anh trong khi bạn đang làm việc khác. Hãy tập trung tất cả các giác quan của bạn vào cái bạn đang xem, nhờ vậy bạn mới có thể học được nhiều hơn.
2. Hãy thông minh hơn:
Nếu bạn chỉ được 7 điểm khi làm bài tập ngữ pháp hoặc từ vựng thì hãy đọc lại bài một lần nữa để xem lí do mình bị trừ điểm là gì, cũng như là nếu làm lại bài thì mình có thể đạt điểm 10 không.
Mắc lỗi là một phần rất quan trọng trong quá trình học ngôn ngữ bởi chúng giúp ta kiểm tra được kiến thức của chính mình. Nếu làm sai, hãy tự phân tích tại sao lại sai để sau này không phạm phải cùng một sai lầm nữa.
3. Áp dụng những gì mà bạn đã học:
Khi bạn học một từ hoặc cụm từ mới thì hãy dùng nó sớm nhất có thể. Có thể bạn sẽ dùng sai, nhưng chẳng sao cả, nếu bạn không dùng từ này thì chính bạn sẽ quên nó sớm thôi.
Với các từ mới, bạn có tự đặt ví dụ có chứa các từ đó, sau đó sử dụng chúng sớm nhất có thể. Nếu không có cơ hội làm vậy, thì ít nhất bạn hãy xem lại từ với cũng như ví dụ vào ngày tới, tuần tới, tháng tới,…
4. Đặt ra các mục tiêu nhỏ:
Một vài mục tiêu như là học tiếng Anh được coi là mục tiêu khá lớn, và thường thì nó không có một kết quả rõ ràng chứng minh bạn đã đạt được mục tiêu. Bơi vậy để giữ “lửa” cho bản thân thì hãy chia nhỏ các mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ và dễ đạt được hơn, ví dụ:
- Mục tiêu số 1: Có thể đặt đồ ăn bằng tiếng Anh
- Mục tiêu số 2: Viết được một email hỏi thăm mà không mắc lỗi
- Mục tiêu số 3: Nói chuyện được với bạn cùng trường về cuối tuần của họ mà không phải ngập ngừng quá nhiều
IV. Có tư tưởng đúng đắn:
Henry Ford từng nói: “Cho dù bạn nghĩ rằng bạn có thể hay không thể, bạn đều đúng cả.”
Ông ấy muốn nói rằng CHÍNH BẠN là lí do cho thành công hoặc thất bại của bản thân. Đến bây giờ tôi mới hiểu được tại sao nhiều người lại có cuộc sống khó khăn hơn và có ít nguồn tài liệu học hơn. Thường thì việc không có đủ tiền tham gia các khóa học hoặc mua sách tham khảo không phải là lí do ngăn người ta ngừng học tiếng Anh. Mà trái lại, khi người ta muốn đạt được thành công thì kể cả không có đủ tài nguyên thì họ vẫn tự tìm được cách cho bản thân.
Sau đây là một số mẹo về tư tưởng giúp bạn đạt được thành công bất kể hoàn cảnh cá nhân:
1. Tiếng Anh là một cuộc hành trình:
Đừng từ bỏ trước cả khi bạn chưa bắt đầu. Tất cả những bước bạn làm đều có ý nghĩa. Một hành động nhỏ vẫn tốt hơn là không làm gì. Hãy luôn nhất quán, và bạn sẽ tiến bộ.
2. Hiểu động lực của bản thân:
Khi bạn hiểu được tại sao bạn lại muốn học tiếng Anh thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Việc học sẽ dễ hơn khi bạn có một lí do – bất kể đó là để học, thăng tiến trong công việc hay chỉ đơn thuần là kết thêm bạn mới.
3. Tin vào chính mình:
Bạn có thể làm được. Bạn có thể nói được ngôn ngữ mẹ đẻ của mình thì bạn cũng có thể nói được các ngôn ngữ khác. Khi công việc trở nên khó khăn hơn, hãy nhìn lại điểm xuất phát của bản thân và xem bản tân đã tiến được bao xa. Bạn hẳn sẽ rất ngạc nhiên vì những gì mình đã làm được.
“Whether you think you can, or you think you can’t, you’re right.”
Henry Ford
V. Tìm kiếm các lối tắt
Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp. Và cũng như các loại công cụ khác thì nó cũng có những cách dễ hơn và ngắn hơn để làm điều gì đó.
Khi bạn tìm được lối tắt thì bạn sẽ chỉ cần ít thời gian để làm hoặc hiểu một thứ gì đó. Và đây là một số ví dụ cho điều mà tôi muốn nói:
1. Hãy học cả một cụm từ dài thay vì những cụm từ đơn lẻ:
Những cụm từ dài (như là collocation chẳng hạn) sẽ dễ học và ghi nhớ hơn bởi các từ đó đi với nhau là hiển nhiên. Tất cả những gì bạn phải làm là thêm chi tiết để xây dựng nên một câu hoàn chỉnh. Do đí việc học các cụm từ dài sẽ dễ hơn là học tách biệt từng từ một.
2. Hiểu được ý nghĩa của các thì:
Ví dụ, chúng ta dùng các thì “tiếp diễn” để nói về những thứ tạm thời. Do đó, thì hiện tại tiếp diễn là để nói về những thứ tạm thời xảy ra ở hiện tại, còn thì quá khứ tiếp diễn là để nói về những thứ tạm thời xảy ra xung quanh một thời điểm trong quá khứ.
Điều này cũng tương tự với các thì đơn và thì hoàn thành. Học cách sử dụng chúng, bạn sẽ thấy việc lựa chọn thì để sử dụng sẽ đơn giản hơn nhiều.
3. Hãy nhìn mọi thứ dưới dạng quy tắc:
Ví dụ, động từ khuyết thiếu “can” thì thường đi cùng với các động từ không có “to”. Do đó, bởi vì “will”, “must” và “may” cũng là các động từ khuyết thiếu nên chúng cũng sẽ đi cùng các động tử nguyên thể không “to”. Nhờ vậy, bạn sẽ không cần phải học lại quy tắc mỗi khi biết một động từ khuyết thiếu mới nữa.
4. “Tốt vừa đủ” vẫn hơn là “hoàn hảo”:
Trong rất nhiều tình huống thì bản không cần phải hoàn hảo. Tốt vừa đủ là được rồi. Đừng để nỗi ám ảnh về sự hoàn hảo ngăn bạn tiếp tục tiến tới phía trước.